Rạng sáng ngày mai sẽ có mưa sao băng Perseids tuyệt đẹp

Theo dõi VGT trên

Những người yêu thiên văn học đang háo hức chờ đón xem trận mưa sao băng Perseids được cho là lớn nhất trong năm xuất hiện vào khoảng đêm nay (12/8), và rạng sáng mai (13/8) là thời điểm lý tưởng nhất để quan sát mưa sao băng.

Theo Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, mưa sao băng Perseids có nguồn gốc từ các mảnh vụn của sao chổi 109P/Swift-Tuttle để lại trên quỹ đạo Trái Đất. Hàng năm, hiện tượng này xảy ra khi Trái Đất đi tới vùng quĩ đạo chứa những mảnh vụn này, thông thường toàn bộ hiện tượng diễn ra trong khoảng từ 17 tháng 7 đến 24 tháng 8 với cực điểm vào rạng sáng 12, 13 và 14 tháng 8, được quan sát thấy ở khu vực của chòm sao Perseus (do đó có tên là mưa sao băng Perseids). Nó được coi là trận mưa sao băng lớn nhất có định kì hàng năm với mật độ khi cực điểm vào khoảng 50 đến 100 sao băng mỗi giờ (nhiều năm con số này còn lớn hơn thế rất nhiều).

Rạng sáng ngày mai sẽ có mưa sao băng Perseids tuyệt đẹp - Hình 1

Đêm nay và rạng sáng mai sẽ xuất hiện mưa sao băng lớn nhất trong năm (ảnh: Hội thiên văn học trẻ Việt Nam sưu tầm)

Đêm nay và rạng sáng mai sẽ xuất hiện mưa sao băng lớn nhất trong năm (ảnh: Hội thiên văn học trẻ Việt Nam sưu tầm) Khoảng thời gian phù hợp nhất để quan sát mưa sao băng là vào các đêm lân cận cực điểm của nó. Đối với Perseids năm nay, đó là rạng sáng các ngày 12, 13 và 14 tháng 8. Trong đó, rạng sáng ngày mai (13/8) sẽ là lúc lý tưởng nhất.

Vào rạng sáng các ngày nêu trên, ngay sau nửa đêm (hay lý tưởng hơn nữa là sau 1h sáng), hãy nhìn về bầu trời phía Đông Bắc và tìm chòm sao Perseus. Chòm sao này có lẽ không dễ xác định đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm, do đó hãy dựa vào một chòm sao khác dễ nhận diện hơn là chòm sao Cassiopeia. Cassiopeia rất dễ được nhận ra trên bầu trời phía Bắc bởi 5 ngôi sao xếp thành hình một chữ M (hay chữ W tùy theo thời điểm xuất hiện và cách nhìn nhận). Tưởng tượng rằng bạn kéo dài cạnh trong bên phải (cạnh choãi ra nhiều hơn từ sao trung tâm) ra xa thêm một đoạn dài bằng khoảng 3 lần cạnh đó, bạn sẽ tới vùng trời thuộc chòm sao Perseus, và cũng là vùng trung tâm của mưa sao băng Perseids.

Ở thời điểm và điều kiện khí quyển, thời tiết lý tưởng nhất bạn có thể quan sát trên trên 50 sao băng mỗi giờ (đôi khi có thể lên tới 100 hoặc hơn). Cùng với mưa sao băng Geminids vào tháng 12, đây là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm.

Với cực điểm rơi ngay sát thời điểm không Trăng nên chúng ta sẽ hoàn toàn không bị ánh Trăng cản trở, đây là điều kiện tuyệt vời cho việc quan sát sao băng.

Mặc dù vậy, ô nhiễm khí quyển do ánh đèn, bụi của các thành phố gây ảnh hưởng đáng kể; nên mật độ sao băng giảm nhiều đối với người quan sát tại các thành phố lớn. Để hạn chế điều này, người quan sát nên chủ động chọn vị trí quan sát có góc nhìn rộng, cao và không có ánh đèn (chẳng hạn như sân thượng hay ban công các tòa nhà).

Một điểm rất quan trọng nữa là điều kiện thời tiết, nếu trời có mưa hoặc mây quá dày thì việc quan sát chắc chắn không thực hiện được. Ngay cả với một lớp mây khá mỏng thì số sao băng chúng ta có thể quan sát cũng giảm đi rất nhiều.

Nguyễn Dương

Theo Dantri

Video đang HOT

"Chiến tranh Lạnh" ngoài không gian giữa Mỹ-Trung-Nga

Các cường quốc trong lĩnh vực vũ trụ không gian như Mỹ, Trung Quốc và Nga đang lặng lẽ triển khai nhiều loại vũ khí hiện đại và tối tân lên không gian để chuẩn bị cho "tương lai".

Chiến tranh Lạnh ngoài không gian giữa Mỹ-Trung-Nga - Hình 1

Tên lửa đẩy Atlas V đưa vệ tinh theo dõi của Hải quân Mỹ lên quỹ đạo Trái Đất (Ảnh U.S.Navy)

Quỹ đạo của Trái Đất ngày càng giống những gì đang diễn ra trên bề mặt của "hành tinh Xanh" khi được vũ trang bởi nhiều loại thiết bị hiện đại của các nước. Một loạt các vệ tinh "theo dõi" được phóng lên quỹ đạo Trái Đất trong thời gian qua, với khả năng có thể vô hiệu hóa hoặc phá hủy vệ tinh của các quốc gia khác khi có lệnh từ trung tâm chỉ huy.

Trong khi đó, dưới bề mặt Trái Đất, ngày càng có nhiều tàu chiến và hệ thống phóng với đủ tên lửa đạn đạo và độ chính xác cao có thể b.ắn tới quỹ đạo nhằm phá hủy các cơ sở vũ trụ của đối phương.

Một cuộc chiến ngoài quỹ đạo có thể phá hỏng các hệ thống vệ tinh mà cả thế giới đang phụ thuộc như trong lĩnh vực định vị toàn cầu, thông tin liên lạc, tìm kiếm khoa học hay các mục đích quân sự khác. Những mảnh vỡ từ ngoài không gian nếu rơi xuống Trái Đất cũng sẽ gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Tướng John Hyten, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian của Không quân Mỹ, thừa nhận: "Chiến tranh vũ trụ có thể đẩy bạn lại Chiến tranh Thế giới thứ II. Khi đó, loài người có khả năng quay trở về thời kỳ Cách mạng Công nghiệp".

Rất khó để đ.ánh giá hiện có bao nhiêu loại vũ khí đang được triển khai bên ngoài không gian vì mỗi vệ tinh được phóng lên đều có "hai chế độ sử dụng". Bên cạnh các chức năng hoạt động với mục đích hòa bình, có khả năng những vệ tinh này được lắp đặt các ứng dụng quân sự.

Chủ với một câu lệnh, một vệ tinh do thám sẽ trở thành một robot sát thủ với khả năng t.iêu d.iệt vệ tinh đối phương bằng vũ khí laser hoặc thiết bị nổ. Tuy nhiên, cho tới thời điểm thực hiện vụ tấn công, vệ tinh vẫn rất "vô hại" và vấn đề "hai chế độ sử dụng" cho phép các quốc gia có thêm lựa chọn. Mỹ, quốc gia sở hữu nhiều vệ tinh ngoài không gian nhất, luôn phủ nhận vấn đề "hai chế độ sử dụng" của vệ tinh nước này. Khi được hỏi trong chương trình truyền hình 60 Minutes về việc Mỹ có bao nhiêu loại vũ khí ngoài không gian, bà Deborah Lee James, Bộ trưởng Không quân Mỹ, cho biết: "Không, chúng tôi không có".

"Chiến tranh Lạnh" mới ngoài không gian

Quỹ đạo Trái Đất không phải lúc nào cũng là nơi nguy hiểm. Liên Xô cũ từng thử nghiệm phá hủy vệ tinh lần cuối năm 1982. Mỹ cũng thử lần cuối tên lửa chống vệ tinh trong thời kỳ "Chiến tranh Lạnh" bằng máy bay F-15 vào năm 1985. Trong ba thập niên sau đó, cả hai nước đều hạn chế việc triển khai vũ khí ra ngoài không gian. Ông Laura Grego, chuyên gia về không gian, cho rằng dường như "có một thỏa thuận không chính thức" giữa hai nước về việc tạm ngưng quá trình quân sự hóa không gian.

Chiến tranh Lạnh ngoài không gian giữa Mỹ-Trung-Nga - Hình 2

Vụ phóng thử tên lửa đ.ánh chặn vệ tinh bằng máy bay F-15 của Mỹ (Ảnh U.S. Air Force)

Tới năm 2002, Tổng thống George W. Bush đã rút Mỹ khỏi hiệp ước với Nga về việc cấm phát triển vũ khí chống tên lửa đạn đạo. Động thái này mở đường để chính quyền Bush triển khai hệ thống đ.ánh chặn tên lửa tới các quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ trước những mối đe dọa từ Iran hay Triều Tiên. Tuy nhiên, quyết định rút khỏi hiệp ước của Washington cũng gây ra hậu quả tới quá trình phát triển hòa bình giữa các nước trong lĩnh vực không gian vũ trụ.

Năm năm sau đó, Trung Quốc đã sử dụng bệ phóng tên lửa đẩy cho một vệ tinh cũ. Đây được đ.ánh giá là vụ phóng thử nghiệm cho hệ thống chống vệ tinh của nước này. Trong khi đó, Mỹ coi đây là "cơ hội" để bắt đầu quá trình mở rộng kho vũ khí của nước này ngoài không gian.

Hiện các công ty và cơ quan chính phủ Mỹ có ít nhất 500 vệ tinh ngoài không gian vũ trụ. Ít nhất 100 vệ tinh trong tổng số này có mục đích quân sự chủ yếu, số còn lại phục vụ các mục đích như liên lạc viễn thông hoặc theo dõi. Nói cách khác, số vệ tinh này chẳng khác gì những "thiên thạch" lơ lửng ngoài không gian và đang hướng thẳng xuống Trái Đất.

Năm 2009, quân đội Mỹ đã phóng một tàu không gian lên quỹ đạo. Đây là tàu không gian được trang bị hệ thống camera cảm biến hiện đại, có thể phát hiện ra sức nóng từ các vụ phóng tên lửa hay các vụ phóng vệ tinh. Ngoài ra, con tàu này cũng sử dụng công nghệ theo dõi dữ liệu các công ty viễn thông dưới mặt đất.

Một năm sau đó, Không quân Mỹ tiếp tục phóng vệ tinh theo dõi ngoài không gian. Thông báo khi đó cho biết: "Vệ tinh vừa được phóng có nhiệm vụ quan sát các vật thể cư trú ngoài trái đất". Theo một số nguồn tin, "vật thể cư trú ngoài trái đất" chính là từ lóng giới quân sự Mỹ nói tới các vệ tinh của đối phương.

Hiện Mỹ có khoảng 30 hệ thống radar trên mặt đất và các kính viễn vọng để theo dõi các hoạt động ngoài không gian. Thông báo của Bộ Tư lệnh không gian của Không quân Mỹ cho biết những hệ thống này thực hiện "hàng nghìn cuộc quan sát mỗi ngày". Ngoài ra, Mỹ cũng có ít nhất 6 tàu không gian có thể sử dụng để bám sát, theo dõi hay phá hủy vệ tinh đối phương ngoài không gian.

Năm 2010, Không quân Mỹ lần đầu tiên phóng thử tàu vũ trụ X-37B. Đây là mẫu tàu có kích cỡ nhỏ hơn nhưng hoạt động cải tiến hơn so với tàu con thoi trước đây. Tên lửa đẩy đưa X-37B tới quỹ đạo thấp của Trái Đất sau đó quay trở về như một chiếc máy bay bình thường. Sau đó, X-37B còn được thử nghiệm thêm nhiều lần. Thông báo chính thức của Không quân Mỹ cho biết các quá trình thử nghiệm của các mẫu tàu con thoi cỡ nhỏ này là một phần "trong chương trình thử nghiệm để kiểm tra các công nghệ mới, cũng như khả năng của các thiết bị bay không người lái". Tuy nhiên, X-37B cũng có thể thực hiện các vụ tấn công.

Chiến tranh Lạnh ngoài không gian giữa Mỹ-Trung-Nga - Hình 3

Tàu vũ trụ X-37B của Mỹ (Ảnh AFP)

Quỹ An ninh Thế giới, một tổ chức về an toàn không gian vũ trụ, chỉ ra rằng các mẫu X-37B "có thể được sử dụng để theo dõi hoặc vô hiệu hóa vệ tinh đối phương". Tuy nhiên, quỹ này cho rằng ít có khả năng X-37B được sử dụng làm vũ khí vì tàu con thoi cỡ nhỏ này hoạt động ở quỹ đạo thấp, trong khi Mỹ còn ít nhất bốn hệ thống vệ tinh khác có khả năng tấn công.

Hai trong số này là vệ tinh Microsatellite Technology Experiment được quân đội Mỹ phóng lên quỹ đạo thấp hồi năm 2006. Vệ tinh MiTEx có kích cỡ nhỏ và chỉ nặng khoảng 226kg nên hệ thống cảm biến của đối phương khó phát hiện ra thiết bị này, qua đó cho phép quân đội Mỹ giành thế chủ động khi lựa chọn phương án tấn công. Ngoài ra, hai vệ tinh thuộc chương trình Geosynchronous Space Situational Awareness có kích cỡ lớn hơn và được phóng lên quỹ đạo cao hơn. Từ vị trí của mình, hai vệ tinh này có thể theo dõi các vệ tinh khác. Không quân Mỹ năm ngoái đã khẳng định hai vệ tinh có thể "lại gần các vật thể cư trú ngoài không gian để tăng cường giám sát".

Cuối năm 2006, một vệ tinh do thám của Mỹ đã gặp trục trặc ít lâu sau khi được phóng lên quỹ đạo. Tới đầu tháng Hai năm 2008, Lầu Năm Góc thông báo nước này đã b.ắn hạ vệ tinh đó. Thông báo chính thức khẳng định Mỹ coi đây là một hành động nhằm bảo vệ cho người dân và ngăn chặn không để nguy cơ từ nhiên liệu của vệ tinh, có một số chất độc hại, trong trường hợp nó rơi xuống Trái Đất. Theo đó, tuần dương hạm Lake Erie của Hải quân Mỹ, được trang bị hệ thống chiến đấu công nghệ cao Aegis, đã phóng tên lửa đạn đạo được thiết kế với khả năng đ.ánh chặn SM-3. Sau đó, với tốc độ lên tới 35.000 km/giờ, tên lửa đã b.ắn trung vệ tinh bị hỏng. Có vẻ như vụ phóng vệ tinh thử nghiệm của Trung Quốc năm 2007 đã "khích lệ" Mỹ b.ắn hạ vệ tinh. Lúc này, một cuộc "Chiến tranh Lạnh" mới đã nổ ra ngoài không gian.

Ngày nay, Mỹ có hàng chục tàu chiến được trang bị hệ thống radar Aegis và mang theo các tên lửa SM-3. Chỉ cần một hiệu lệnh, số tên lửa SM-3 này có thể b.ắn hạ nhanh chóng khoảng 50 vệ tinh đang được Nga và Trung Quốc triển khai ở quỹ đạo thấp. Ông Grego nhận định: "Tàu trang bị hệ thống chiến đấu Aegis chỉ cần vào đúng vị trí là có thể thổi bay các vệ tinh của đối phương trong cùng một thời điểm".

Trung Quốc và Nga "chờ phản công"

Trước sức mạnh trong lĩnh vực không gian vũ trụ của Mỹ, Nga và Trung Quốc cũng đã tính tới các phương án "phản công". Vụ phóng thử năm 2007 và một vụ thử với mục đích tương tự vào đầu năm 2013 đã chứng minh cho Bắc Kinh thấy quân đội nước này có thể b.ắn hạ vệ tinh ở quỹ đạo thấp của đối phương bằng tên lửa. Năm 2010, cơ quan vũ trụ không gian Trung Quốc cũng đã thử nghiệm các vụ đ.âm giữa hai tàu không gian cỡ nhỏ là SJ-6F và SJ-12. Tới tháng 7/2013, Trung Quốc đã triển khai tàu vũ trụ giám sát cỡ nhỏ có tên là SY-7 lên quỹ đạo thấp. Cũng như tàu vũ trụ X-37B, tàu SY-7 của Trung Quốc có khả năng sửa chữa hoặc do thám, hoặc cũng có thể trở thành vũ khí khi chủ động lao thẳng vào vệ tinh đối phương.

"Ai cũng có thể ước mơ. Một vật thể bay với tốc độ cao có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ", ông Brian Weeden, cố vấn đề kỹ thuật và không gian tại Quỹ An ninh Thế giới, nhận định.

Chiến tranh Lạnh ngoài không gian giữa Mỹ-Trung-Nga - Hình 4

Trung Quốc phóng vệ tinh lên quỹ đạo (Ảnh AP)

Tuy nhiên, Trung Quốc hiện đang thiếu các hệ thống cảm biến ngoài không gian và trên mặt đất để tính toán chính xác vị trí của các mục tiêu. So sánh với các hệ thống cảnh báo sớm của Mỹ ngoài không gian, với sự hỗ trợ của hệ thống radar và kính viễn vọng, Trung Quốc chưa có nhiều lựa chọn. Trong khi Mỹ có thể đề nghị các đồng minh giữ các vai trò nhất định trong hệ thống cảm biến trên toàn cầu, Trung Quốc lại không có nhiều đồng minh có tiềm lực và chỉ có thể triển khai hệ thống cảnh báo trong lãnh thổ nước này, trên tàu chiến hoặc ngoài không gian. Một số chuyên gia cho rằng quân đội Trung Quốc hiện đủ khả năng quan sát các hoạt động trên trời ở khu vực Đông Á nhưng họ bị "mù" ở hầu hết các khu vực khác.

Không như Trung Quốc, Nga thừa hưởng hệ thống cảnh báo không gian đầy sức mạnh từ Liên Xô cũ. Các đồng minh của Nga ở châu Âu cũng giúp nước này mở rộng khả năng quan sát của hệ thống cảnh báo. Quỹ An ninh Thế giới nhận xét rằng Nga "sở hữu một cửa hàng với đa chủng loại sản phẩm ngoài không gian".

Tuy nhiên, năng lực trong lĩnh vực không gian vũ trụ của Nga vẫn bị đ.ánh giá kém hơn Mỹ và Trung Quốc. Không thể dễ xóa bỏ khoảng trống 31 năm kể từ lần thử nghiệm thiết bị chống vệ tinh của Liên Xô tới vụ phóng thử năm 2013. Vào ngày Giáng sinh cách đây hai năm, Nga lặng lẽ phóng thử một tàu vũ trụ nhỏ vào quỹ đạo thấp. Sau đó, nước này hai lần thực hiện các vụ phóng thử khác vào tháng 5/2014 và tháng 3/2015.

Nga không công cố nhiều thông tin chi tiết về các vụ phóng thử song giới quan sát cho rằng những tàu vũ trụ này có khả năng thực hiện các vụ tấn công ở quỹ đạo thấp. Ông Anatoly Zak, tác giả cuốn sách "Russia in Space: Past Explained, Future Explored", cho biết: "Họ có thể trang bị vũ khí laser cho những con tàu đó hoặc đơn giản hơn là cài các thiết bị nổ lên chúng".

Ngọc Anh

Tổng hợp

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay MH370 bị phi công chôn dưới rãnh đại dương?
16:31:51 02/06/2024
X.ả s.úng tại Mỹ gây nhiều thương vong
06:11:07 03/06/2024
Cuộc sống cùng cực của những người vô gia cư Ấn Độ dưới cái nóng như thiêu đốt
12:12:55 03/06/2024
Mức lương hưu chênh lệch lớn giữa các nước châu Âu
11:52:24 02/06/2024
Tết Thiếu nhi tại trung tâm đông người Việt N.am s.inh sống nhất ở thủ đô Moskva
12:27:49 02/06/2024
Đức: Tấn công mạng nhằm vào đảng CDU
13:13:08 02/06/2024
Indonesia: Núi lửa Ibu phun trào, cột tro bụi cao 7 km
06:04:20 03/06/2024
Con đường nào cho ông Trump sau khi bị kết án?
12:43:52 03/06/2024

Tin đang nóng

Đăng sai sự thật về sự việc ông Lê Anh Tú- Thích Minh Tuệ, chủ kênh YouTube "15s Bình Dương" bị mời làm việc
19:43:53 03/06/2024
Quy trình hẹn hò ở cà phê ghép đôi gương 1 chiều: Mang về doanh thu không tưởng
16:56:32 03/06/2024
Rộ hình ảnh Hộ pháp Kim Cang theo Thích Minh Tuệ "xuống áo" đi ăn phở bò?
16:54:33 03/06/2024
Ông Thích Minh Tuệ tự nguyện dừng đi bộ khất thực, được cán bộ hỗ trợ làm CCCD
17:38:35 03/06/2024
Cuộc sống hiện tại của Phương Trang - em gái Angela Phương Trinh
16:24:29 03/06/2024
Cướp bồ thiếu gia của đàn chị, á hậu 9X điêu đứng vì màn xử lý cao tay từ chính thất
19:24:21 03/06/2024
Sư Thích Minh Tuệ: 34 t.uổi xin cha mẹ xuất gia, nhiều lần bộ hành từ Nam ra Bắc
17:24:44 03/06/2024
Lộ ảnh "cam thường" của mẹ bỉm sữa Doãn Hải My khi ở nhà chăm con cùng Đoàn Văn Hậu, nhan sắc có xinh lung linh như ảnh tự đăng?
19:11:28 03/06/2024

Tin mới nhất

Nam Phi công bố kết quả bầu cử

23:26:23 03/06/2024
Phát biểu tại sự kiện, ông Ramaphosa cho rằng người dân Nam Phi đã lên tiếng và lãnh đạo các đảng phái chính trị, cũng như tất cả những người nắm giữ các vị trí có trách nhiệm trong xã hội Nam Phi phải tôn trọng mong muốn của người dân.

Triều Tiên tuyên bố ngừng thả bóng bay mang rác sang Hàn Quốc

23:22:59 03/06/2024
Năm 2023, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã bãi bỏ một đạo luật gây tranh cãi hình sự hóa việc gửi tờ rơi tuyên truyền chống Bình Nhưỡng, gọi đó là sự hạn chế quá mức đối với quyền tự do ngôn luận.

Sét đ.ánh làm 18 người bị thương ở miền Bắc Cộng hòa Séc

23:22:22 03/06/2024
Cảnh sát ban đầu cho biết ít nhất 15 người bị thương do sét đ.ánh, nhưng sau đó cập nhật con số lên 18. Những người bị thương hiện đang được điều trị tại bệnh viện.

Lý do ông Trump tìm đến TikTok sau những chỉ trích ứng dụng trước đó?

23:17:28 03/06/2024
Trong vòng chưa đầy 24 giờ, tài khoản của ông Trump đã thu hút được 2 triệu người theo dõi. Video duy nhất của ông cũng đã đạt được hơn 34 triệu lượt xem tính đến chiều 2/6.

Ấn Độ viện trợ 90 tấn dược phẩm cho Cuba

23:15:56 03/06/2024
Trong tuyên bố cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh chuyến hàng viện trợ này thể hiện vị thế của Ấn Độ là nhà thuốc toàn cầu , đồng thời tái khẳng định cam kết hữu nghị của New Delhi với La Habana.

Mùa lũ lụt ở miền Nam Trung Quốc bắt đầu sớm và mạnh hơn thường lệ

23:13:18 03/06/2024
Các cơ quan hữu quan của Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ lượng mưa, sự thay đổi mực nước, tiến hành nghiên cứu và tham vấn, đồng thời tích cực thúc đẩy công tác phòng chống và ứng phó với mưa bão, lũ lụt.

Cuba đón hè sớm hơn 2 tháng

23:08:51 03/06/2024
Các chuyên gia Cuba cho rằng tần suất và cường độ ngày càng tăng của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, cả trên đất liền và trên đại dương, là chỉ dấu cho thấy biến đổi khí hậu toàn cầu do con người gây ra đang gây ra những hiện tượn...

Italy: Một ngôi làng có 2/3 dân số tranh cử chức trưởng làng

23:06:51 03/06/2024
Bất chấp năm nay đối mặt với cạnh tranh gắt gao, ông De Santis, vốn có ông nội là trưởng làng Ingria trong 30 năm, chia sẻ rằng ông lạc quan mình có thể giành chiến thắng.

Ngoại trưởng Mỹ thảo luận với giới chức Israel về đề xuất ngừng b.ắn

23:03:35 03/06/2024
Về phía Palestine, Phong trào Giải phóng Dân tộc Palestine (Fatah) cũng bày tỏ hy vọng rằng thỏa thuận ngừng b.ắn do Mỹ đề xuất sẽ giúp chấm dứt các hoạt động của Israel tại Gaza và Bờ Tây.

Quỹ Kuwait tài trợ hơn 100 triệu USD cho Cuba cải tạo hệ thống thủy lợi

23:01:48 03/06/2024
Đại sứ Kuwait tại Cuba, ông Adel Mubarak Farjan Al-Adgham, cho biết quỹ Kuwait đã bắt đầu xây dựng các công trình thủy lợi ở nhiều địa phương Cuba từ năm 2003.

Maroc thu giữ hơn 4 tấn nhựa cần sa

23:00:17 03/06/2024
Cơ quan an ninh quốc gia Maroc cho biết cảnh sát nước này đã thu giữ hơn 4 tấn nhựa cần sa tại thành phố Casablanca ngày 2/6.

NASA và Boeing ấn định thời điểm mới phóng tàu vũ trụ Starliner

22:56:29 03/06/2024
NASA đã sử dụng tàu Dragon để đưa các phi hành đoàn lên ISS kể từ năm 2020, chấm dứt sự phụ thuộc kéo dài gần một thập kỷ vào tên lửa của Nga sau khi chương trình Tàu con thoi kết thúc.

Có thể bạn quan tâm

Sắp quan sát được 6 hành tinh xếp thẳng hàng kỳ thú trên bầu trời

Lạ vui

23:25:28 03/06/2024
Bắt đầu từ ngày 4/6, Sao Mộc và Sao Thiên vương sẽ gia nhập vào màn trình diễn và cùng với các hành tinh khác trên bầu trời tạo thành một đường thẳng kéo dài từ Sao Mộc ở sát đường chân trời.

Bruno Fernandes liên hệ Bayern Munich, có thể rời bỏ MU

Sao thể thao

23:17:41 03/06/2024
Bruno Fernandes có thể rời Man Utd ngay hè này, khi người đại diện của anh đang đàm phán với một số đội bóng, trong đó có Bayern Munich.

Cây cảnh trồng hàng rào không chỉ đẹp mà còn là nguyên liệu để chế biến thành món ngon

Ẩm thực

23:10:25 03/06/2024
Có những cây cảnh được trồng làm hàng rào trang trí rất đẹp. Nhưng bạn có thể không biết, chúng còn được làm nguyên liệu để chế biến thành món ngon đặc sản.

Ai cứu nổi Dương Mịch?

Hậu trường phim

22:58:11 03/06/2024
Dương Mịch được tung hô là đỉnh lưu nổi tiếng hơn 10 năm nhưng hiện tại thành tích phim ảnh của cô còn thua cả các diễn viên hạng B.

Hoa hậu Thuỳ Tiên giữ khoảng cách với Quang Linh, phản ứng trước thông tin tiêu cực trên livestream

Sao việt

22:57:01 03/06/2024
Trong livestream, Thuỳ Tiên và Quang Linh có vị trí ngồi cách xa nhau, giữ khoảng cách sau khi liên tiếp được đẩy thuyền .

Hàn Quốc cung cấp ưu đãi cho các doanh nghiệp khuyến khích người lao động sinh con

22:53:08 03/06/2024
Các quan chức thành phố cho biết chính sách mới nhất được đưa ra nhằm khuyến khích sự tham gia tự nguyện của doanh nghiệp vào chiến dịch quốc gia, với hy vọng có thể tăng tỷ lệ sinh thông qua chế độ đãi ngộ hấp dẫn.

Vẻ ngoài cuốn hút của mỹ nhân Thái Lan có hơn 4,7 triệu người theo dõi

Sao châu á

22:16:08 03/06/2024
Thanaerng Kanyawee là gương mặt trẻ được yêu thích của làng giải trí Thái Lan sau vai diễn trong T.uổi nổi loạn 3 . Cô sở hữu ngoại hình gợi cảm, chiều cao 1,75m và gương mặt cá tính.

Vợ chồng Will Smith vẫn xuất hiện tình tứ sau tuyên bố ly thân 7 năm

Sao âu mỹ

22:13:32 03/06/2024
Vợ chồng tài tử Will Smith và nữ diễn viên Jada Pinkett Smith vừa có lần xuất hiện chung đầu tiên tại sự kiện. Trước đó, hai người thừa nhận rằng, họ đã ly thân nhiều năm.

Nhạc sĩ Minh Khang: Tôi vay t.iền để làm đám cưới với Thúy Hạnh

Tv show

21:52:00 03/06/2024
Vì điều kiện kinh tế chưa dư dả nên nhạc sĩ Minh Khang đã vay mượn bạn bè mong muốn Thúy Hạnh có một đám cưới chỉn chu.

Song Seung Hun tái xuất trong phim nối sóng 'Cõng anh mà chạy'

Phim châu á

21:45:10 03/06/2024
Sau 6 năm kể từ khi phần 1 ra mắt, Những tay chơi siêu đẳng 2 trở lại màn ảnh nhỏ vào ngày 3.6. Tác phẩm do Song Seung Hun đóng chính chịu áp lực khi nối sóng bộ phim ăn khách Cõng anh mà chạy .

Lý Nhã Kỳ diện váy gợi cảm, khoe nhan sắc trẻ trung tại sự kiện

Phong cách sao

21:40:06 03/06/2024
Mới đây, Lý Nhã Kỳ gây chú ý khi xuất hiện tại sự kiện mừng ngày Quốc Khánh của Tổng lãnh sự quán Ý, vừa tổ chức tại TP.HCM.