Lý do kế hoạch áp đặt giá trần với dầu Nga không khả thi

Theo dõi VGT trên

Mỹ đang tích cực nghiên cứu đề xuất giới hạn giá dầu Nga ở mức trong khoảng 40 – 60 USD/thùng. Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên đưa ra ý tưởng này tại hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G7 vào tháng trước, nhưng các chuyên gia cho rằng kế hoạch không khả thi.

Lý do kế hoạch áp đặt giá trần với dầu Nga không khả thi - Hình 1
Một cơ sở khai thác dầu ở ngoài khơi Astrakhan, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang oilprice.com, giới hạn giá dầu là vũ khí năng lượng lớn nhất mà Mỹ có để chống lại Nga. Lần đầu tiên được Thủ tướng Italy Mario Draghi đưa ra vào đầu năm nay, ý tưởng này sau đó đã được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đưa ra trong các cuộc thảo luận với Liên minh châu Âu về cách thức trừng phạt Nga.

Hiện nay, ý tưởng đã được G7 xem xét. Thông tin rằng G7 đang xem xét áp trần giá đối với dầu thô xuất khẩu của Nga đã xuất hiện nhiều trên truyền thông, nhưng hầu như không có nhiều giải thích về kế hoạch này sẽ hoạt động ra sao. Đề xuất cụ thể duy nhất là gắn giá dầu với bảo hiểm, để Nga chỉ có thể bảo hiểm dầu của mình ở một mức giá nhất định.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong tuần này đề nghị đặt ra giới hạn giá dầu Nga bằng một nửa giá hiện tại. Dầu Nga đã được bán với giá giảm mạnh so với các lựa chọn thay thế.

Các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục giữa các quan chức G7, nhưng các nhà phân tích cho rằng kế hoạch này khó khả thi.

Ông Neil Atkinson, một nhà phân tích dầu độc lập, nói với CNBC: “Những thứ như thế này chỉ có thể có tác dụng nếu bạn khiến tất cả các nhà sản xuất chủ chốt và quan trọng là tất cả những người tiêu dùng cùng phối hợp và sau đó tìm ra cách nào đó để thực thi kế hoạch đưa ra”.

Video đang HOT

Đây có vẻ là một công việc khó khăn. Khiến toàn bộ tổ chức OPEC chống lại đối tác Nga chắc chắn nói dễ hơn làm. Thuyết phục Trung Quốc và Ấn Độ ủng hộ kế hoạch này cũng nói dễ hơn làm, mặc dù cả hai đều là những nhà nhập khẩu lớn và chắc chắn sẽ thích giá dầu thấp hơn nữa.

Nhưng có một vấn đề lớn hơn nhiều với đề xuất giới hạn giá. Bà Amrita Sen tại công ty Energy Aspects nói với CNBC: “Chúng ta có thực sự nghĩ rằng Nga sẽ chấp nhận điều này và không trả đũa? Tôi nghĩ điều này nghe có vẻ là khái niệm lý thuyết rất hay nhưng sẽ không hiệu quả trong thực tế”.

Bà Sen cũng đưa ra một nhận xét quan trọng trong nhận định của mình về mức trần giá dầu. Theo bà Sen, ý tưởng rằng các quốc gia trên thế giới có cùng quan điểm với các chính trị gia phương Tây về bất kỳ điều gì, đặc biệt là an ninh năng lượng, là quan niệm sai lầm lớn nhất hiện nay.

Điều này về cơ bản cho thấy rằng các tổng thống và thủ tướng G7 có thể đưa ra ý tưởng giới hạn giá dầu để trừng phạt Nga, nhưng phần còn lại của thế giới có quan điểm khác và có thể khó thay đổi.

Trong một phân tích gần đây cho Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, chuyên gia tư vấn về các vấn đề quốc tế Sergei Vakulenko đã nhận định rằng giả định Nga sẽ không trả đũa đối với động thái giới hạn giá dầu có thể là sai.

Do đó, có hai trở ngại khá lớn đối với các nguyên thủ quốc gia G7 và chính phủ của các nước này. Đầu tiên là tìm ra chính xác cách áp đặt trần giá dầu. Kịch bản về bảo hiểm nghe có vẻ hợp lý, mặc dù có những nghi ngờ rằng kịch bản này cuối cùng sẽ có hại cho các công ty bảo hiểm thay vì Nga.

Trở ngại thứ hai là giả định rằng Nga sẽ không làm gì cả. Đó là một giả định nguy hiểm. Báo cáo của JP Morgan đã ước tính rằng nếu Nga quyết định ngừng xuất khẩu để đáp trả, giá dầu có thể tăng lên 380 USD/thùng.

Ngoài ra còn có một vấn đề khác: G7 đang hết thời gian để giới hạn giá dầu của Nga. EU sẽ thực hiện lệnh cấm vận đối với tất cả các hoạt động nhập khẩu dầu từ đường biển của Nga vào cuối năm nay. Mỹ đã cấm nhập khẩu hydrocacbon của Nga. Giới hạn giá sau khi lệnh cấm vận của châu Âu có hiệu lực sẽ không có ý nghĩa gì.

Trong 3 tháng, Nga thu về 24 tỷ USD nhờ bán năng lượng cho Trung Quốc, Ấn Độ

Nga thu về 24 tỷ USD nhờ bán năng lượng cho Trung Quốc và Ấn Độ chỉ trong ba tháng sau khi cuộc chiến nổ ra ở Ukraine.

Điều này cho thấy giá năng lượng toàn cầu cao đang làm giảm tác dụng các biện pháp trừng phạt Nga mà phương Tây áp đặt.

Trong 3 tháng, Nga thu về 24 tỷ USD nhờ bán năng lượng cho Trung Quốc, Ấn Độ - Hình 1
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: The Moscow Times/TTXVN

Theo trang mạng Bloomberg, dữ liệu hải quan mới nhất cho thấy Trung Quốc đã chi 18,9 tỷ USD để mua dầu, khí đốt và than đá của Nga trong 3 tháng tính đến cuối tháng 5, gần gấp đôi số t.iền một năm trước đó. Trong khi đó, Ấn Độ chi 5,1 tỷ USD trong cùng kỳ, gấp hơn 5 lần giá trị một năm trước. Như vậy, hai quốc gia này đã chi 24 tỷ USD để mua năng lượng của Nga, tức là tăng thêm 13 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Động thái của Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp Nga bù đắp khoản doanh thu bị hụt khi Mỹ và một số quốc gia khác đã tạm dừng hoặc giảm mua năng lượng Nga. Các lệnh cấm đã đẩy giá các nguồn cung cấp thay thế tăng vọt và gia tăng lạm phát, có nguy cơ đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoái.

Bà Lauri Myllyvirta, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch, cho biết: "Về cơ bản, Trung Quốc đang mua mọi thứ mà Nga có thể xuất khẩu qua đường ống và các cảng ở Thái Bình Dương. Ấn Độ là người mua chính các loại hàng hóa ở Đại Tây Dương mà châu Âu không còn muốn mua nữa".

Hoạt động tăng cường mua năng lượng Nga nói trên sẽ không sớm kết thúc, cho dù giá năng lượng cao hơn nhiều so với thời điểm này năm ngoái. Mức giá nói chung vẫn cao thậm chí kể cả khi Nga đã giảm giá mạnh hàng hóa để kích thích người mua.

Theo bà Myllyvirta, trên cơ sở khối lượng, lượng nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng chậm trong tháng 6, trong khi Ấn Độ có thể có động lực tăng cường mua hơn nữa trong những tháng tới khi lệnh cấm của Liên minh châu Âu đối với dầu Nga có hiệu lực.

Theo nghiên cứu của bà Myllyvirta, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn xếp sau châu Âu về tổng doanh số trong năm nay. Tuy nhiên, lượng mua của châu Âu sẽ tiếp tục giảm khi lệnh cấm nhập khẩu than và dầu có hiệu lực và khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho một số khách hàng châu Âu.

Nga có mối quan hệ thương mại và chiến lược lâu đời với Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài giảm giá mạnh, Nga cũng chấp nhận thanh toán bằng nội tệ để duy trì dòng chảy thương mại mạnh mẽ sang các nước này trong năm nay.

Trung Quốc là nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới và có các đường ống chuyên dụng cho dầu và khí đốt ở Siberia. Ngay cả khi mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc bị hạn chế trong nửa đầu năm 2022 một phần do COVID-19, thì Trung Quốc cũng vẫn chi nhiều hơn để mua năng lượng Nga. Nguyên nhân là dù khối lượng mua giảm nhưng giá lại cao.

Số t.iền Ấn Độ chi ra để mua năng lượng Nga sau cuộc chiến ở Ukraine còn đáng lưu ý hơn nhiều, vì nước này không có biên giới trên bộ với Nga và các cảng của nước này thường quá xa nên khó vận chuyển tiết kiệm chi phí.

Ấn Độ đã chi 8,8 tỷ USD để nhập khẩu xăng dầu và than đá từ ngày 24/2 đến ngày 30/6, nhiều hơn mức chi cho tất cả hàng hóa của Nga trong cả năm 2021.

Ngoài mua nhiều dầu và than, Ấn Độ còn nhập khẩu ba chuyến hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga kể từ khi chiến tranh ở Ukraine bắt đầu. Trong khi đó, năm ngoái, Ấn Độ chỉ nhập một chuyến hàng.

Ông Wei Cheong Ho, nhà phân tích của Rystad Energy, cho biết: "Trong lịch sử, Ấn Độ mua rất ít dầu của Nga, nhưng cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh cấm vận dầu có nguồn gốc từ Nga mà Liên minh châu Âu áp đặt đã dẫn đến tái cân bằng trong dòng chảy thương mại dầu".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay MH370 bị phi công chôn dưới rãnh đại dương?
16:31:51 02/06/2024
X.ả s.úng tại Mỹ gây nhiều thương vong
06:11:07 03/06/2024
Triều Tiên tuyên bố ngừng thả bóng bay mang rác sang Hàn Quốc
23:22:59 03/06/2024
Cuộc sống cùng cực của những người vô gia cư Ấn Độ dưới cái nóng như thiêu đốt
12:12:55 03/06/2024
Cháy lớn tại nhà máy lọc dầu của Nga khiến 2 người t.ử v.ong
06:09:31 04/06/2024
Những điểm mới trong chiến lược quân sự và an ninh cập nhật của Belarus
18:34:25 02/06/2024
Điệp báo viên Mỹ trong vai thủ thư ở Lisbon
10:44:54 04/06/2024
Tại sao Mỹ duy trì hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương?
08:15:08 04/06/2024

Tin đang nóng

Angela Phương Trinh tiếp tục có hành động thách thức khiến netizen ngao ngán
14:41:19 04/06/2024
Hình ảnh chưa công bố trong tang lễ diễn viên Đức Tiến: Bình Phương gọi điện cho mẹ chồng, khóc nức nở khi tiễn biệt
12:52:12 04/06/2024
Trấn Thành lại bị dính vào ồn ào muốn "riêng tư", khách ăn cùng nhà hàng bị yêu cầu xóa ảnh: Chuyện gì đây?
12:44:50 04/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Nghĩa gặp Ngân Hà và con gái sau 3 năm, ông Trường cũng hội ngộ "tình cũ"
12:41:27 04/06/2024
"Hot mom" Doãn Hải My lần đầu kể "tất tần tật" chuyện đi đẻ: Sinh thường, đau rũ rượi vẫn bị Đoàn Văn Hậu bắt làm một điều
13:20:01 04/06/2024
Mỹ nhân ly hôn năm 21 t.uổi bất ngờ phát ngôn vụ Xoài Non - Xemesis: Không phải chỉ vì ít học mới đổ vỡ
14:37:11 04/06/2024
Vụ bé 5 t.uổi t.ử v.ong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con
11:05:52 04/06/2024
Sao nữ Vbiz tiết lộ chi phí khủng sau 4 lần thực hiện thụ tinh ống nghiệm thất bại
14:00:02 04/06/2024

Tin mới nhất

Khả năng Thủ tướng Israel thực thi một phần đề xuất ngừng b.ắn ở Gaza

13:16:34 04/06/2024
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra đề xuất về thỏa thuận ngừng b.ắn mới gồm 3 giai đoạn giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza. Hamas tiếp nhận đề xuất này với thái độ tích cực .

Chủ tịch Quốc hội Iran Qalibaf tuyên bố tranh cử Tổng thống

13:08:59 04/06/2024
Theo quy định của hiến pháp Iran, Tổng thống lâm thời Mokhber cần tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống mới trong vòng tối đa 50 ngày.

Lũ lụt là lời cảnh báo biến đổi khí hậu đang ngày một nghiêm trọng

13:02:23 04/06/2024
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh lũ lụt nghiêm trọng là lời cảnh báo rằng biến đổi khí hậu đang ngày một tồi tệ hơn.

Nga đang đẩy Turkmenistan ra khỏi thị trường khí đốt tự nhiên ở Trung Á?

13:00:51 04/06/2024
Khi Nga hướng về Trung Á để giúp bù đắp sự mất mát về doanh thu khí đốt từ châu Âu, Turkmenistan giàu khí đốt phải vật lộn để tìm khách hàng mới mua khí đốt của mình.

Philippines: Núi lửa Kanlaon phun trào cột tro bụi cao 5 km

12:58:39 04/06/2024
Viện Núi lửa và Địa chấn học Philippines (PIVS) cho biết tối 3/6, núi lửa Kanlaon ở miền Trung nước này đã phun trào và tạo ra một cột tro bụi cao tới 5 km.

Biểu tình phản đối xung đột Gaza gây gián đoạn phiên họp chuẩn bị cho COP29

12:53:38 04/06/2024
Mạng lưới hành động vì khí hậu xác nhận hai nhà hoạt động Tasneem Essop và Anabella Rosemberg đã biểu tình ôn hòa với tư cách cá nhân. Hiện Văn phòng Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu từ chối bình luận thông tin trên.

Thành viên Hội đồng trường ĐH Việt Đức nhận Huân chương cao quý của CHLB Đức

12:48:47 04/06/2024
Tham dự buổi lễ trao huân chương có những nhân vật cấp cao trong lĩnh vực chính trị, kinh doanh và khoa học, trong đó có TS. Kambiz Ghawami, Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới và cũng là thành viên Hội đồng trường Đại học Việt Đức...

Phản ứng mới của Toyota về vụ việc kiểm định an toàn ô tô

12:43:00 04/06/2024
Với sự cố này, dự báo khoảng 1.000 đại lý cung cấp có thể sẽ bị ảnh hưởng về thời gian giao hàng, buộc hãng này sẽ phải tiến hành đàm phán phương án bồi thường đối với từng khách hàng riêng lẻ.

Nga ồ ạt tấn công nhằm vào hạ tầng năng lượng Ukraine

10:30:39 04/06/2024
RT ngày 2/6 dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này đã triển khai hàng loạt cuộc tấn công tầm xa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng và kho chứa thiết bị mà phương Tây cung cấp cho Ukraine.

Tạm giữ 20 "quái xế" gây rối trên Quốc lộ 22B lúc rạng sáng

08:49:59 04/06/2024
Chiều 3/6, Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) đã tạm giữ 20 đối tượng điều khiển xe mô tô tốc độ cao, biểu diễn, nẹt pô, bốc đầu và dàn hàng ngang trên đường. Đồng thời, Công an huyện Tân Biên cho gia đình bảo lãnh 3 đối tượng khác cùng ...

Chiến sự Ukraine: Bước leo thang mới của phương Tây

08:26:16 04/06/2024
Pháp và Đức hôm 28/5 đã đưa ra gợi ý nên cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của hai nước này cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, những nơi phát động các đòn tấn công vào Ukraine.

Bầu cử và tương lai của EU

08:18:53 04/06/2024
Hai phần ba số nước thành viên Liên minh châu Âu bị ảnh hưởng. Hậu quả sẽ ra sao đối với tương lai của Lục địa già nếu cuộc bỏ phiếu của cử tri xác nhận làn sóng này? Tương lai của các chính sách môi trường, nhập cư hoặc quốc phòng sẽ n...

Có thể bạn quan tâm

Nước chè có tốt không? có nên uống nước chè hàng ngày?

Sức khỏe

16:36:27 04/06/2024
Nước chè xanh là một trong những loại đồ uống được nhiều người yêu thích và tin rằng có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Single Nhật tiến mới lạ của aespa chưa ra mắt đã gây sốt

Nhạc quốc tế

16:03:51 04/06/2024
Tuy không có sự xuất hiện của vũ trụ thực tế ảo hoành tráng như album Supernova, Hot Mess vẫn được dự đoán sẽ giúp aespa ra mắt ấn tượng tại Nhật Bản.

Sau 30 t.uổi, người có 4 đặc điểm này trông sẽ già nua, da dẻ nhanh lão hóa hơn người khác

Làm đẹp

15:52:49 04/06/2024
Sau t.uổi 34, tốc độ lão hóa của con người sẽ tăng nhanh hơn nhưng ở một số người, những dấu hiệu của t.uổi già sẽ dễ hiện rõ hơn so với những người khác.

Mbappe gia nhập danh sách 'món hời' của Perez

Sao thể thao

15:20:29 04/06/2024
Kylian Mbappe là nét mới trong chiến lược chuyển nhượng của Real Madrid. Họ đã tiết kiệm được rất nhiều t.iền trong những năm gần đây.

Người đẹp Hoa hậu Đại dương dự thi Miss Culture International 2024

Sao việt

15:12:32 04/06/2024
Nguyễn Đặng Như Quỳnh, Top 10 Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2023, được Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM cấp phép dự thi Miss Culture International 2024 tại Indonesia.

Quyền Linh, Ngọc Lan hụt hẫng khi chàng họa sĩ bị từ chối hẹn hò

Tv show

15:09:34 04/06/2024
Trong chương trình Bạn muốn hẹn hò , cô gái 32 t.uổi chưa có kinh nghiệm yêu đương được ghép đôi với chàng họa sĩ từng qua một lần đò .

Thiếu nữ bị 1 người xô đổ xe, đè xuống bãi đất lúc đêm khuya

Pháp luật

15:02:15 04/06/2024
Camera ghi lại cảnh cô gái đi xe máy trên đường đi làm về lúc đêm khuya, khi đến đoạn đường vắng thì bị một nam thanh niên đi xe máy áp sát, xô ngã xe.

Lâm Bảo Châu 'choáng váng' trước quyết định của Lệ Quyên

Nhạc việt

15:00:36 04/06/2024
Khi thực hiện MV Tình chỉ đẹp khi vừa bắt đầu , Lệ Quyên mong muốn làm mới chính mình nên khi cảm thấy ca khúc chưa vừa ý, cô sẵn sàng làm lại từ đầu khiến Lâm Bảo Châu ngỡ ngàng.

Nữ chính phim Hàn hay nhất hiện tại bị mắng chỉ nên đóng "c.ảnh n.óng", sắp tái xuất ở bom tấn của Lee Min Ho

Hậu trường phim

14:50:21 04/06/2024
Từng phải chịu những lời nhận xét khó nghe thời mới đóng phim, giờ mỹ nhân Hàn này đã thành danh và góp mặt trong nhiều dự án phim nổi tiếng.

Choi Ji Woo và con gái sẽ tham gia chương trình The Return of Superman

Sao châu á

14:30:56 04/06/2024
Ngôi sao Bản tình ca mùa đông sẽ xuất hiện với vai trò là người mẹ mới trong chương trình The Return of Superman của đài KBS.

Trạm cứu hộ trái tim - Tập 38: Mẹ Nam gặp chồng cũ của Mỹ Đình để "điều tra"

Phim việt

14:24:44 04/06/2024
Mỹ Đình không giấu được sự lo lắng khi nói chuyện cùng mẹ Nam, đặc biệt khi bà tiết lộ đã đến gặp chồng cũ của cô để điều tra .