COVID-19 trên thế giới tuần qua: Nguy cơ làn sóng dịch mới ở châu Âu; Trung Quốc nới lỏng biện pháp phòng dịch

Theo dõi VGT trên

Trong vòng một tuần qua, tính từ ngày 26/6-3/7, thế giới chứng kiến các xu thế dịch bệnh trái ngược tại các châu lục và khu vực.

Hầu hết các quốc gia tiếp tục tiến trình mở cửa đất nước, song vẫn còn một số nước như Trung Quốc kiên trì chính sách “Không COVID-19″.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Nguy cơ làn sóng dịch mới ở châu Âu; Trung Quốc nới lỏng biện pháp phòng dịch - Hình 1
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện Pokrovskaya ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 8 giờ sáng 3/7 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 554.031.005 ca, trong đó có tổng cộng 6.360.787 người t.ử v.ong.

Trong vòng 1 tuần qua, thế giới ghi nhận 4.987.278 ca mắc mới (tăng trên 325.000 ca, tương đương 7% so với tuần trước nữa). Số ca t.ử v.ong vì COVID-19 trong tuần là 9.334 ca (giảm 407 ca, tương đương 4% so với 1 tuần trước).

Tuần qua, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất (640.024 ca), đồng thời cũng là nước có số ca t.ử v.ong nhiều nhất thế giới (1.790 ca, giảm 14% so với tuần trước nữa).

Thế giới cũng ghi nhận 3.547.716 trường hợp COVID-19 phục hồi trong quãng thời gian này. Số ca mắc bệnh tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh còn “ nóng” nằm ở một số nước châu Âu và châu Mỹ. Trong khi đó ngày càng nhiều nước thông báo nới lỏng hay thậm chí gỡ bỏ hoàn toàn các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Nguy cơ làn sóng dịch mới ở châu Âu; Trung Quốc nới lỏng biện pháp phòng dịch - Hình 2
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện Pokrovskaya ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 512 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 21 triệu ca và trên 35.700 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Tuy nhiên, trong tuần qua nhiều nước châu Âu chứng kiến xu thế ca mắc tăng trở lại, đi kèm với đó là nỗi lo một đợt sóng dịch mới bùng phát trong mùa Hè này.

Trung Quốc cũng chứng kiến xu thế dịch đáng ngại, đồng thời kiên trì chiến lược “Không COVID linh hoạt”. Song Trung Quốc tuần qua bắt đầu các bước mở cửa trở lại một số dịch vụ công thiết yếu sau thời gian phong tỏa, cũng như giảm thời gian cách ly đối với người nhập cảnh.

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục thuyên giảm, song có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Thái Lan và Malaysia vẫn khá căng thẳng hơn so với các nước khác. Xét về tổng số ca mắc và t.ử v.ong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Nguy cơ làn sóng dịch mới ở châu Âu; Trung Quốc nới lỏng biện pháp phòng dịch - Hình 3
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Số ca mắc COVID-19 tăng nhanh tại Pháp và Italy

Dịch bệnh COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng trở lại tại châu Âu. Ngày 1/7, Pháp ghi nhận số mắc mới trung bình trong tuần cao nhất kể từ ngày 19/4, trong khi số ca mắc mới tại Italy tăng tuần thứ 4 liên tiếp.

Theo giới chức Pháp, quốc gia châu Âu này đang trải qua làn sóng thứ 7 của dịch COVID-19. Hiện quy định bắt buộc đeo khẩu trang đã được dỡ bỏ tại hầu hết các khu vực, trừ bệnh viện. Tuy nhiên, số ca mắc mới có xu hướng gia tăng trở lại từ tháng 6. Ngày 1/7, nước này ghi nhận hơn 125.000 ca nhiễm mới, nâng số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày qua lên 99.316 ca/ngày – mức cao nhất kể từ ngày 19/4. Thời điểm cuối tháng 5, số ca mắc mới trung bình tại Pháp chỉ vào khoảng 18.000 ca/ngày.

Trong ngày 1/7, số bệnh nhân COVID-19 cần điều trị tích cực đã tăng lên 960 ca, thấp hơn con số 3.000 ca hồi đầu năm. Trong 3 tuần qua, mỗi ngày Pháp có khoảng 40 ca t.ử v.ong do COVID-19. Trước tình hình dịch bệnh trên, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne trong tuần này đã khuyến khích người dân thực hiện giãn cách xã hội, đeo khẩu trang trở lại tại những địa điểm đông người có không gian kín, đặc biệt trên các phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, đây không phải là quy định bắt buộc.

Tại Italy, ngày 1/7, nước này đã có hơn 86.000 ca mắc mới – mức tăng theo ngày cao nhất kể từ tháng 4. Số ca t.ử v.ong trong ngày này là 72 ca – cao nhất trong hai tuần qua. Theo Bộ Y tế Italy, với đà tăng hiện nay, virus SARS-CoV-2 đang lây lan trở lại tại nước này. Hiện có 8 trong tổng số 21 tỉnh thành và vùng của Italy xếp vào diện khu vực có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Nguy cơ làn sóng dịch mới ở châu Âu; Trung Quốc nới lỏng biện pháp phòng dịch - Hình 4
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch trên đường phố tại Shizuoka, Atami, Nhật Bản, ngày 27/6/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Video đang HOT

Nhật Bản lo ngại bùng phát làn sóng COVID-19 mới trong mùa Hè

Giới chuyên gia nước này đang lo ngại nguy cơ bùng phát làn sóng dịch COVID-19 mới trong mùa Hè này sau khi số ca mắc gia tăng ở nhiều địa phương so với một tuần trước đây. Theo số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW), sau kỳ nghỉ lễ dài ngày đầu tháng 5, số ca mắc COVID-19 mới tại Nhật Bản tăng rồi giảm dần, nhưng khoảng hai tuần gần đây đã tăng đều trở lại.

Số ca mắc mới trong tuần cuối của tháng 6 cao hơn 1,37 lần so với tuần trước đó, chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn đông dân cư. Cụ thể, thủ đô Tokyo tăng 1,37 lần, tỉnh Osaka tăng 1,32 lần, tỉnh Shimane tăng tới 2,92 lần. Trong ngày 30/6, thủ đô Tokyo ghi nhận 3.621 ca mắc COVID-19 mới, tăng 1.200 ca so với một tuần trước đó và là tăng ngày thứ 13 liên tiếp.

Theo các chuyên gia của MHLW, có nhiều nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 mới gia tăng ở Nhật Bản trong thời gian gần đây, bao gồm hiệu quả vaccine giảm dần theo thời gian, số lượng người tụ tập tại các trung tâm đô thị lớn tăng mạnh vào ban đêm, nhiệt độ ngoài trời tăng cao làm giảm khả năng miễn dịch tự nhiên của con người và làm gia tăng nhiều hoạt động trong nhà.

Các chuyên gia chỉ ra rằng hiệu quả bảo vệ của mũi vaccine thứ 3 của hãng Pfizer hoặc Moderna giảm từ 70% trong tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 sau tiêm xuống 50% sau 3 tháng và chỉ còn 30% sau 4 tháng. Tâm lý chủ quan của đa số người dân cho rằng dịch bệnh đã bị đẩy lùi và việc xem nhẹ các biện pháp chống dịch cơ bản cũng là yếu tố khiến các ca mắc mới gia tăng trở lại.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Nguy cơ làn sóng dịch mới ở châu Âu; Trung Quốc nới lỏng biện pháp phòng dịch - Hình 5
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Sân bay quốc tế Changi, Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN

Singapore sẵn sàng đối phó với làn sóng COVID-19 do biến thể phụ của Omicron

Ngày 28/6, Bộ Y tế Singapore cho biết nước này đang theo dõi chặt chẽ tình hình tăng số ca mắc COVID-19 do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron và không loại trừ khả năng thắt chặt trở lại các biện pháp giãn cách xã hội.

Trong tuần qua, có tới 45% số ca mắc mới COVID-19 ở “đảo quốc sư tử” là do biến thể phụ BA.4 và BA.5, tăng so với tỷ lệ 30% của tuần trước đó. Trong số ca mắc mới COVID-19 tuần qua có 40% nhiễm biến thể phụ BA.5.

Bộ Y tế Singapore cho biết sẽ chưa điều chỉnh các biện pháp giãn cách xã hội hiện nay, theo đó việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng có không gian kín hoặc trên phương tiện giao thông công cộng vẫn là quy định bắt buộc. Hiện tại, cơ quan này đang theo dõi sát tình hình và không loại trừ khả năng thắt chặt các biện pháp giãn cách nếu cần thiết.

Các cơ quan chức năng Singapore cũng tiếp tục duy trì tuần tra, kiểm tra và xử phạt các trường hợp vi phạm quy định giãn cách xã hội. Từ ngày 19/4 tới 14/6, lực lượng liên ngành của Singapore đã kiểm tra tại 1.543 cơ sở trên khắp cả nước, xử phạt 48 cơ sở, chủ yếu là các quán dịch vụ giải trí về đêm, và bắt tạm giữ, xử phạt 103 đối tượng vi phạm và chống đối người thi hành công vụ.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Nguy cơ làn sóng dịch mới ở châu Âu; Trung Quốc nới lỏng biện pháp phòng dịch - Hình 6
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 31/5/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Trung Quốc giảm thời gian cách ly phòng dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh

Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc ngày 28/6 thông báo thời gian cách ly bắt buộc đối với hành khách nhập cảnh nước này giảm từ 21 ngày xuống còn 10 ngày.

Cụ thể, theo hướng dẫn mới nhất về phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ Trung Quốc, những hành khách nhập cảnh nước này và người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 phải lưu lại khu cách ly tập trung trong 7 ngày, sau đó tự theo dõi sức khỏe trong 3 ngày tại nhà. Trước đó, Trung Quốc quy định hành khách cách ly 21 ngày tại khách sạn.

Theo NHC, Trung Quốc đại lục ngày 27/6 ghi nhận thêm 1 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng tại tỉnh Quảng Đông, Đông Nam nước này. Ngoài ra, 21 ca lây nhiễm trong cộng đồng nhưng không có triệu chứng được ghi nhận tại các tỉnh An Huy, Liêu Ninh, Quảng Đông, Quảng Tây và thành phố Thiên Tân. Tổng cộng 77 bệnh nhân đã được xuất viện cùng ngày sau khi bình phục, nâng tổng số ca được chữa khỏi bệnh lên 219.868 ca. Không có thêm ca t.ử v.ong nào do COVID-19 tại Trung Quốc đại lục, theo đó tổng số ca t.ử v.ong tại đây vẫn là 5.226 ca.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Nguy cơ làn sóng dịch mới ở châu Âu; Trung Quốc nới lỏng biện pháp phòng dịch - Hình 7
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 22/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Macau (Trung Quốc) mở rộng các hạn chế để phòng dịch COVID-19

Nhà chức trách Macau (Trung Quốc) đang nỗ lực khống chế đợt bùng phát dịch COVID-19, được đ.ánh giá là lớn nhất tại thành phố này. Theo đó, người dân sinh sống tại Macau được yêu cầu xét nghiệm hằng ngày và ở nhà nhiều nhất có thể.

Đáng chú ý, trong số 570 ca nhiễm mới trong ngày, có cả các nhân viên y tế, cảnh sát và lực lượng cứu hỏa. Giới chức đã yêu cầu người dân phải sử dụng bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh để sàng lọc virus SARS-CoV-2 hằng ngày.

Trong khoảng 1 tuần, Đặc khu hành chính Macau đã tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên diện rộng đối với hơn 600.000 người. Hơn 7.000 người đang phải cách ly bắt buộc. Cùng ngày, nhà chức trách Macau cho biết đã tiêu hủy 100 kg xoài nhập từ vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) sau khi một mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Theo giới chức Macau, việc nhập xoài từ Đài Loan cũng sẽ bị cấm trong khoảng 1 tuần.

Hiện hơn 20 khu vực trên toàn Macau đã bị phong tỏa trong bối cảnh nhà chức trách nỗ lực chặt đứt chuỗi lây nhiễm dòng phụ BA.5.1 của biến thể Omicron. Người dân được yêu cầu ở trong nhà nhiều nhất có thể, với nhiều cơ sở phải đóng cửa, trong đó có các quán bar, tiệm làm tóc và công viên ngoài trời. Các cơ sở bán đồ ăn chỉ được phép bán mang đi, trong khi các casino vẫn được phép mở nhằm bảo vệ việc làm.

Hiện Macau vẫn tuân thủ chính sách “không COVID” (Zero COVID) của Trung Quốc đại lục. Trên thực tế, số ca mắc mới theo ngày tại Macau hiện vẫn khá thấp so với các khu vực khác. Như tại Hong Kong, số ca mắc mới theo ngày tại đây đã lên tới gần 2.000 ca/ngày trong tháng này.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Nguy cơ làn sóng dịch mới ở châu Âu; Trung Quốc nới lỏng biện pháp phòng dịch - Hình 8
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Nga bãi bỏ tất cả các hạn chế phòng dịch COVID-19

Nga ngày 1/7 thông báo chấm dứt toàn bộ các hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang, trong bối cảnh số ca t.ử v.ong do dịch bệnh này giảm đều.

Tuy nhiên, Nga không loại trừ khả năng tái áp đặt các biện pháp hạn chế nếu tình hình xấu đi.

Cơ quan giám sát tiêu dùng Nga (Rospotrebnadzor) nêu rõ cơ quan này “đình chỉ các hạn chế áp dụng trước đây, bao gồm quy định đeo khẩu trang, lệnh cấm ăn uống nơi công cộng vào ban đêm và một số biện pháp khác”. Theo Rospotrebnadzor, khả năng lây lan của virus tại Nga phù hợp với các xu hướng trên toàn cầu, theo đó 93% số ca mắc là nhẹ hoặc không triệu chứng.

Thống kê của hãng tin Reuters cho thấy kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Nga vào tháng 4/2020, đến nay nước này đã ghi nhận hơn 800.000 người t.ử v.ong do bệnh này hoặc những nguyên nhân liên quan đến bệnh này, với hơn 18 triệu ca mắc.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Nguy cơ làn sóng dịch mới ở châu Âu; Trung Quốc nới lỏng biện pháp phòng dịch - Hình 9
Phun thuốc khử trùng để phòng dịch COVID-19 tại nhà máy ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 13/6/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Số ca nghi nhiễm theo ngày ở Triều Tiên giảm mạnh

Cơ quan Y tế Triều Tiên thông báo đã có những trường hợp nghi nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận tại khu vực gần đường biên giới liên Triều nhưng số ca sốt mới theo ngày ở nước này tiếp tục giảm xuống dưới 5.000 ca.

Tin tức từ Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 1/7 cũng dẫn kết quả điều tra dịch tễ cho thấy một số người thuộc huyện Kumgang (tỉnh Kangwon) đến thủ đô Bình Nhưỡng vào giữa tháng 4 đã bị sốt. Những người tiếp xúc với các đối tượng này sau đó cũng đã bị sốt ở làng Ipho thuộc huyện Kumgang. Đây là lần đầu tiên các ca sốt được phát hiện tại khu vực Kumgang giáp giới với Hàn Quốc.

Cũng theo KCNA, dữ liệu từ Cơ quan phòng chống dịch khẩn cấp nhà nước Triều Tiên cho thấy trong vòng 24 giờ tính đến 18h ngày 30/6, Triều Tiên chỉ ghi nhận 4.570 người có triệu chứng sốt. Đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca sốt nghi nhiễm COVID-19 mới ở Triều Tiên ở dưới mức 5.000 ca/ngày, giảm mạnh so với mức đỉnh lên tới hơn 392.920 ca hôm 15/5.

Trong một diễn biến liên quan, trang web của Bộ Ngoại giao Triều Tiên đăng tuyên bố về việc Mỹ bày tỏ sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo giúp Triều Tiên chống dịch COVID-19. Tuyên bố cho rằng Mỹ và các đồng minh đang tạo dư luận về một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Triều Tiên do đóng cửa biên giới kéo dài. Trước đó, Mỹ và Hàn Quốc đã đề nghị cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng không phản hồi.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Nguy cơ làn sóng dịch mới ở châu Âu; Trung Quốc nới lỏng biện pháp phòng dịch - Hình 10
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/ TTXVN

Các nhà nghiên cứu Australia cảnh báo mối đe dọa hội chứng COVID kéo dài

Khi các hạn chế về COVID-19 dần được nới lỏng trên khắp Australia, các chuyên gia y tế nước này đã bày tỏ quan ngại về nguy cơ xảy ra “làn sóng rất lớn” những người mắc hội chứng COVID kéo dài (long COVID).

Giáo sư Peter Wark, chuyên gia hô hấp, nhấn mạnh vấn đề này có thể không được chú trọng, song chỉ 5% dân số Australia mắc các triệu chứng nghiêm trọng do hội chứng COVID kéo dài có nghĩa là gần 500.000 bị ảnh hưởng bởi hội chứng này. Mặc dù nhiều vấn đề liên quan đến hội chứng COVID kéo dài vẫn chưa được làm rõ, song tác động của hội chứng này có thể rất nghiêm trọng.

Tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Y tế Australia Mark Butler nhận định nước này có thể chứng kiến một “làn sóng rất lớn” những người mắc hội chứng COVID kéo dài trong những năm tới. Cụ thể, số người mắc hội chứng COVID kéo dài có thể lên tới 1,4 triệu người với các triệu chứng như sương mù não, mệt mỏi và đau đầu.

Giáo sư Wark cho biết hội chứng COVID kéo dài có nhiều triệu chứng phức tạp nên rất khó theo dõi, nghiên cứu và điều trị, đặc biệt không một biện pháp xét nghiệm đơn lẻ nào có thể chẩn đoán hội chứng này. Tuy nhiên, ông khẳng định việc tiêm phòng có thể làm giảm nguy cơ mắc hội chứng COVID kéo dài.

'Người thắng, kẻ thua' trong trật tự năng lượng thế giới mới

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang làm thay đổi trật tự năng lượng toàn cầu. Trong trung và dài hạn, Mỹ có lợi thế để tận dụng những động lực mới này. Mặc dù Nga đang được hưởng lợi từ giá dầu và khí đốt cao trong thời gian gần đây, nhưng triển vọng dài hạn đối với ngành năng lượng của nước này là không tốt.

Người thắng, kẻ thua trong trật tự năng lượng thế giới mới - Hình 1
Xung đột Nga-Ukraine là một trong những nguyên nhân quan trọng đang định hình lại trật tự năng lượng toàn cầu. Ảnh: I24News

Theo trang tin chuyên về dầu khí Oilprice.com ngày 29/6, trật tự toàn cầu mới sau cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ tạo ra những người thắng và kẻ thua cuộc mới trong lĩnh vực năng lượng khi nguồn cung đang thay đổi. Hiện Nga vẫn đang nhận được gần 1 tỷ USD doanh thu từ năng lượng mỗi ngày khi châu Âu tiếp tục mua khí đốt của Nga và đang lo sợ trước khả năng Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt.

Trong ngắn hạn, Nga có thể là bên hưởng lợi nhờ khí đốt tự nhiên của mình. Nhưng về trung và dài hạn, Moskva có khả năng mất vị thế siêu cường năng lượng toàn cầu, vì quyết định cắt đứt sự phụ thuộc vào năng lượng của châu Âu đối với Nga là không thể thay đổi, như nhận định của nhà báo kỳ cựu Gideon Rachman thuộc tờ Thời báo Tài chính Anh (Financial Times).

Châu Á có thể nhập khẩu nhiều nguồn năng lượng của Nga vốn bị cấm ở phương Tây, nhưng việc vận chuyển khí đốt sang Trung Quốc sẽ được thực hiện trong vài năm chứ không phải vài tháng do thiếu cơ sở hạ tầng đủ để Nga chuyển hướng dòng khí đốt từ thị trường lớn nhất của mình là châu Âu sang Trung Quốc.

Theo dữ liệu do Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) tổng hợp, Nga đã nhận được được gần 100 tỷ USD doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch trong 100 ngày đầu tiên của cuộc xung đột ở Ukraine, với việc EU trả 60% số t.iền này cho hàng nhập khẩu.

Khi EU đặt mục tiêu giảm doanh thu từ dầu mỏ của Nga bằng cách áp đặt lệnh cấm vận nhập khẩu dầu đường biển từ Nga, Moskva đang chuyển hướng xuất khẩu khối lượng lớn hơn sang châu Á. Tuy nhiên, Nga sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn khi muốn thay thế xuất khẩu và doanh thu khí đốt của châu Âu bằng các doanh nghiệp ở châu Á. Đường ống và khối lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà Nga xuất khẩu tới Trung Quốc chỉ bằng một phần nhỏ trong lượng xuất khẩu qua đường ống của Nga sang châu Âu, ngay cả khi Nga đã cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu trong những tuần qua.

Nga đã gửi LNG đến Trung Quốc thông qua đường ống Năng lượng Siberia, đi vào hoạt động vào cuối năm 2019. Hiện hai bên có kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khí lớn khác để cung cấp khí đốt từ Nga đến Trung Quốc, nhưng điều này sẽ mất nhiều năm để hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Nikos Tsafos, chuyên gia về năng lượng và địa chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết: "Nga cuối cùng có thể xuất khẩu lớn hướng tới thị trường châu Á, nhưng sự thay đổi này sẽ không thể tiến hành ngay lập tức cũng như dễ dàng và sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác nước ngoài".

Trong khi đó, giá dầu và khí đốt tự nhiên cao đang giúp Mỹ kiếm lợi cao từ việc khai thác dầu đá phiến, do vậy Washington có khả năng trở thành bên chiến thắng lớn trong trật tự năng lượng toàn cầu mới, trong trung và dài hạn, vì phương Tây sẽ tìm kiếm dầu và khí đốt không phải của Nga trong nhiều năm tới, bất kể diễn biến của cuộc xung đột ở Ukraine.

Mỹ, nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới, có thể giúp bù đắp ít nhất một phần thiệt hại về nguồn cung từ Nga, cả về dầu và khí đốt. Xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu đang tăng mạnh và xuất khẩu nhiên liệu cũng tăng mạnh mặc dù hàng nhiên liệu tồn kho ở mức thấp trong nhiều năm tại Mỹ.

Tuy nhiên, ngành dầu khí của Mỹ phải đối mặt với những hạn chế ngắn hạn trong việc thúc đẩy sản xuất. Những rào cản này bao gồm các vấn đề về chuỗi cung ứng, chi phí tăng cao và Chính quyền Mỹ hướng tới việc thúc đẩy năng lượng sạch cùng việc đổ lỗi cho ngành dầu mỏ vì thị trường nhiên liệu bị thắt chặt, góp phần làm giá xăng cao kỷ lục.

Cụ thể, ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ phải đối mặt với những hạn chế ngắn hạn trong việc thúc đẩy sản xuất khi chi phí tiếp tục leo thang và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng ngày càng trầm trọng hơn. Hơn nữa, các nhà sản xuất Mỹ tập trung vào việc thanh toán các khoản nợ và thưởng cho các cổ đông. Họ cũng cảnh giác với những chỉ trích liên tục từ Chính quyền Biden, vốn không khuyến khích các kế hoạch đầu tư của các công ty.

Tuần trước, hơn một chục hiệp hội năng lượng do Viện Dầu khí Mỹ (API) đứng đầu đã hối thúc Tổng thống Biden tới thăm các trung tâm sản xuất dầu khí của Mỹ trước khi tới thăm Saudi Arabia để thảo luận việc tăng khai thác dầu.

Tóm lại, các dòng thương mại năng lượng đang thay đổi và quyết định của châu Âu cắt giảm sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga - với lệnh cấm vận dầu khí vào cuối năm 2022 và thời hạn độc lập khí đốt của Nga dự kiến ​​đến năm 2027 - đang làm suy yếu vị thế cường quốc năng lượng của Nga trong trung và dài hạn.

Nếu các nhà sản xuất Mỹ có một môi trường pháp lý hỗ trợ đầu tư vào nguồn cung mới, Washington có cơ hội trở thành người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh địa chính trị về năng lượng trong dài hạn. Các sản phẩm và dầu thô của Mỹ sẽ được tìm kiếm ở các khu vực tiêu thụ lớn, bao gồm cả ở châu Âu và các đồng minh của Mỹ ở Bắc Á, những nơi sẽ không muốn phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Do gần với Mỹ, Mỹ Latinh cũng là một điểm đến tự nhiên cho xuất khẩu năng lượng của Mỹ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay MH370 bị phi công chôn dưới rãnh đại dương?
16:31:51 02/06/2024
X.ả s.úng tại Mỹ gây nhiều thương vong
06:11:07 03/06/2024
Cuộc sống cùng cực của những người vô gia cư Ấn Độ dưới cái nóng như thiêu đốt
12:12:55 03/06/2024
Mức lương hưu chênh lệch lớn giữa các nước châu Âu
11:52:24 02/06/2024
Tết Thiếu nhi tại trung tâm đông người Việt N.am s.inh sống nhất ở thủ đô Moskva
12:27:49 02/06/2024
Đức: Tấn công mạng nhằm vào đảng CDU
13:13:08 02/06/2024
Indonesia: Núi lửa Ibu phun trào, cột tro bụi cao 7 km
06:04:20 03/06/2024
Con đường nào cho ông Trump sau khi bị kết án?
12:43:52 03/06/2024

Tin đang nóng

Đăng sai sự thật về sự việc ông Lê Anh Tú- Thích Minh Tuệ, chủ kênh YouTube "15s Bình Dương" bị mời làm việc
19:43:53 03/06/2024
Cướp bồ thiếu gia của đàn chị, á hậu 9X điêu đứng vì màn xử lý cao tay từ chính thất
19:24:21 03/06/2024
Mỹ nhân từng tuyên bố "hạnh phúc khi có người theo đuổi mình vì tiền": Có khối tài sản 15.000 tỷ, chẳng ngại cho luôn chồng cũ một căn nhà
21:01:24 03/06/2024
Học trò Hà Hồ đã chia tay chồng cũ Lệ Quyên, hé lộ thời gian "đường ai nấy đi"
18:55:26 03/06/2024
Lộ ảnh "cam thường" của mẹ bỉm sữa Doãn Hải My khi ở nhà chăm con cùng Đoàn Văn Hậu, nhan sắc có xinh lung linh như ảnh tự đăng?
19:11:28 03/06/2024
Bộ Công an triển khai phần mềm quản lý tăng ni, phật tử
19:33:24 03/06/2024
Trương Bá Chi đáp trả khi bị quản lý cũ tố vô ơn
21:29:54 03/06/2024
Ai cứu nổi Dương Mịch?
22:58:11 03/06/2024

Tin mới nhất

Nam Phi công bố kết quả bầu cử

23:26:23 03/06/2024
Phát biểu tại sự kiện, ông Ramaphosa cho rằng người dân Nam Phi đã lên tiếng và lãnh đạo các đảng phái chính trị, cũng như tất cả những người nắm giữ các vị trí có trách nhiệm trong xã hội Nam Phi phải tôn trọng mong muốn của người dân.

Triều Tiên tuyên bố ngừng thả bóng bay mang rác sang Hàn Quốc

23:22:59 03/06/2024
Năm 2023, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã bãi bỏ một đạo luật gây tranh cãi hình sự hóa việc gửi tờ rơi tuyên truyền chống Bình Nhưỡng, gọi đó là sự hạn chế quá mức đối với quyền tự do ngôn luận.

Sét đ.ánh làm 18 người bị thương ở miền Bắc Cộng hòa Séc

23:22:22 03/06/2024
Cảnh sát ban đầu cho biết ít nhất 15 người bị thương do sét đ.ánh, nhưng sau đó cập nhật con số lên 18. Những người bị thương hiện đang được điều trị tại bệnh viện.

Lý do ông Trump tìm đến TikTok sau những chỉ trích ứng dụng trước đó?

23:17:28 03/06/2024
Trong vòng chưa đầy 24 giờ, tài khoản của ông Trump đã thu hút được 2 triệu người theo dõi. Video duy nhất của ông cũng đã đạt được hơn 34 triệu lượt xem tính đến chiều 2/6.

Ấn Độ viện trợ 90 tấn dược phẩm cho Cuba

23:15:56 03/06/2024
Trong tuyên bố cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh chuyến hàng viện trợ này thể hiện vị thế của Ấn Độ là nhà thuốc toàn cầu , đồng thời tái khẳng định cam kết hữu nghị của New Delhi với La Habana.

Mùa lũ lụt ở miền Nam Trung Quốc bắt đầu sớm và mạnh hơn thường lệ

23:13:18 03/06/2024
Các cơ quan hữu quan của Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ lượng mưa, sự thay đổi mực nước, tiến hành nghiên cứu và tham vấn, đồng thời tích cực thúc đẩy công tác phòng chống và ứng phó với mưa bão, lũ lụt.

Cuba đón hè sớm hơn 2 tháng

23:08:51 03/06/2024
Các chuyên gia Cuba cho rằng tần suất và cường độ ngày càng tăng của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, cả trên đất liền và trên đại dương, là chỉ dấu cho thấy biến đổi khí hậu toàn cầu do con người gây ra đang gây ra những hiện tượn...

Italy: Một ngôi làng có 2/3 dân số tranh cử chức trưởng làng

23:06:51 03/06/2024
Bất chấp năm nay đối mặt với cạnh tranh gắt gao, ông De Santis, vốn có ông nội là trưởng làng Ingria trong 30 năm, chia sẻ rằng ông lạc quan mình có thể giành chiến thắng.

Ngoại trưởng Mỹ thảo luận với giới chức Israel về đề xuất ngừng b.ắn

23:03:35 03/06/2024
Về phía Palestine, Phong trào Giải phóng Dân tộc Palestine (Fatah) cũng bày tỏ hy vọng rằng thỏa thuận ngừng b.ắn do Mỹ đề xuất sẽ giúp chấm dứt các hoạt động của Israel tại Gaza và Bờ Tây.

Quỹ Kuwait tài trợ hơn 100 triệu USD cho Cuba cải tạo hệ thống thủy lợi

23:01:48 03/06/2024
Đại sứ Kuwait tại Cuba, ông Adel Mubarak Farjan Al-Adgham, cho biết quỹ Kuwait đã bắt đầu xây dựng các công trình thủy lợi ở nhiều địa phương Cuba từ năm 2003.

Maroc thu giữ hơn 4 tấn nhựa cần sa

23:00:17 03/06/2024
Cơ quan an ninh quốc gia Maroc cho biết cảnh sát nước này đã thu giữ hơn 4 tấn nhựa cần sa tại thành phố Casablanca ngày 2/6.

NASA và Boeing ấn định thời điểm mới phóng tàu vũ trụ Starliner

22:56:29 03/06/2024
NASA đã sử dụng tàu Dragon để đưa các phi hành đoàn lên ISS kể từ năm 2020, chấm dứt sự phụ thuộc kéo dài gần một thập kỷ vào tên lửa của Nga sau khi chương trình Tàu con thoi kết thúc.

Có thể bạn quan tâm

Sắp quan sát được 6 hành tinh xếp thẳng hàng kỳ thú trên bầu trời

Lạ vui

23:25:28 03/06/2024
Bắt đầu từ ngày 4/6, Sao Mộc và Sao Thiên vương sẽ gia nhập vào màn trình diễn và cùng với các hành tinh khác trên bầu trời tạo thành một đường thẳng kéo dài từ Sao Mộc ở sát đường chân trời.

Bruno Fernandes liên hệ Bayern Munich, có thể rời bỏ MU

Sao thể thao

23:17:41 03/06/2024
Bruno Fernandes có thể rời Man Utd ngay hè này, khi người đại diện của anh đang đàm phán với một số đội bóng, trong đó có Bayern Munich.

Cây cảnh trồng hàng rào không chỉ đẹp mà còn là nguyên liệu để chế biến thành món ngon

Ẩm thực

23:10:25 03/06/2024
Có những cây cảnh được trồng làm hàng rào trang trí rất đẹp. Nhưng bạn có thể không biết, chúng còn được làm nguyên liệu để chế biến thành món ngon đặc sản.

Hoa hậu Thuỳ Tiên giữ khoảng cách với Quang Linh, phản ứng trước thông tin tiêu cực trên livestream

Sao việt

22:57:01 03/06/2024
Trong livestream, Thuỳ Tiên và Quang Linh có vị trí ngồi cách xa nhau, giữ khoảng cách sau khi liên tiếp được đẩy thuyền .

Hàn Quốc cung cấp ưu đãi cho các doanh nghiệp khuyến khích người lao động sinh con

22:53:08 03/06/2024
Các quan chức thành phố cho biết chính sách mới nhất được đưa ra nhằm khuyến khích sự tham gia tự nguyện của doanh nghiệp vào chiến dịch quốc gia, với hy vọng có thể tăng tỷ lệ sinh thông qua chế độ đãi ngộ hấp dẫn.

Vẻ ngoài cuốn hút của mỹ nhân Thái Lan có hơn 4,7 triệu người theo dõi

Sao châu á

22:16:08 03/06/2024
Thanaerng Kanyawee là gương mặt trẻ được yêu thích của làng giải trí Thái Lan sau vai diễn trong T.uổi nổi loạn 3 . Cô sở hữu ngoại hình gợi cảm, chiều cao 1,75m và gương mặt cá tính.

Vợ chồng Will Smith vẫn xuất hiện tình tứ sau tuyên bố ly thân 7 năm

Sao âu mỹ

22:13:32 03/06/2024
Vợ chồng tài tử Will Smith và nữ diễn viên Jada Pinkett Smith vừa có lần xuất hiện chung đầu tiên tại sự kiện. Trước đó, hai người thừa nhận rằng, họ đã ly thân nhiều năm.

Nhạc sĩ Minh Khang: Tôi vay t.iền để làm đám cưới với Thúy Hạnh

Tv show

21:52:00 03/06/2024
Vì điều kiện kinh tế chưa dư dả nên nhạc sĩ Minh Khang đã vay mượn bạn bè mong muốn Thúy Hạnh có một đám cưới chỉn chu.

Song Seung Hun tái xuất trong phim nối sóng 'Cõng anh mà chạy'

Phim châu á

21:45:10 03/06/2024
Sau 6 năm kể từ khi phần 1 ra mắt, Những tay chơi siêu đẳng 2 trở lại màn ảnh nhỏ vào ngày 3.6. Tác phẩm do Song Seung Hun đóng chính chịu áp lực khi nối sóng bộ phim ăn khách Cõng anh mà chạy .

Lý Nhã Kỳ diện váy gợi cảm, khoe nhan sắc trẻ trung tại sự kiện

Phong cách sao

21:40:06 03/06/2024
Mới đây, Lý Nhã Kỳ gây chú ý khi xuất hiện tại sự kiện mừng ngày Quốc Khánh của Tổng lãnh sự quán Ý, vừa tổ chức tại TP.HCM.

Hé lộ những diễn biến cuối trong 'Trạm cứu hộ trái tim'

Phim việt

21:24:30 03/06/2024
Dù chưa chốt số tập nhưng trong vài trích đoạn và hình ảnh vừa được hé lộ, nhà sản xuất Trạm cứu hộ trái tim cho thấy những diễn biến trong các tập cuối phim khá kịch tính.