3 năm triển khai CT 2018, thầy và trò nhiều nơi vẫn ‘dạy chay, trải nghiệm chay’

Theo dõi VGT trên

Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp nghe tên rất hay nhưng giáo viên không có mô hình, dụng cụ, đồ dùng dạy học, vừa dạy ‘chay’ vừa trải nghiệm ‘chay’.

Năm học 2022-2023, là năm thứ 3 triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong bộn bề lo toan, nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.

Mục tiêu chương trình mới là tăng tính trải nghiệm, học qua thực tế, tăng thực hành, thí nghiệm,… nhưng đến giai đoạn hiện nay ở nhiều địa phương vẫn chưa có đồ dùng dạy học ở các môn học.

3 năm triển khai CT 2018, thầy và trò nhiều nơi vẫn dạy chay, trải nghiệm chay - Hình 1

Ảnh minh họa – P.L

Nhiều địa phương chưa được trang bị, cấp phát đồ dùng dạy học các môn học mới

Chương trình mới đã triển khai và đang thực hiện ở cấp tiểu học (lớp 1, 2, 3), cấp trung học cơ sở (lớp 6, 7), cấp trung học phổ thông (lớp 10).

Đến giai đoạn này nhiều lớp theo chương trình mới ở nhiều địa phương vẫn chưa được cấp đồ dùng dạy học, giáo viên vẫn phải “dạy chay”, học sinh phải “học chay”.

Nhiều môn học, quá trình dạy học phải đi từ thực nghiệm mới rút được kết luận làm niềm tin cho học sinh như Khoa học tự nhiên ở trung học cơ sở, Vật lý, Hóa học, Sinh học ở lớp 10 trung học phổ thông,… nhưng giáo viên đến thời điểm này vẫn phải dạy chay.

Video đang HOT

Các môn học xã hội cần nhiều tranh ảnh, minh họa,… nhưng đến giai đoạn này chưa được cấp phát đồ dùng dạy học.

Các môn học Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất rất cần đồ dùng minh họa nhưng vẫn không được trang bị, cấp phát.

Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp nghe tên rất hay nhưng giáo viên vẫn không có mô hình, dụng cụ, đồ dùng dạy học, vừa dạy “chay” vừa trải nghiệm “chay”.

Các môn học mới, sách giáo khoa mới nên khó có thể tận dụng các đồ dùng dạy học của các môn trước đây, bên cạnh đó bộ đồ dùng theo chương trình 2006 đến thời điểm này đa số hư hỏng, khó sử dụng được.

Hiện nay vẫn không có được bộ đồ dùng dạy học cho thấy sự chậm trễ trong việc sản xuất, thiết kế và cấp phát đồ dùng dạy học để thực hiện chương trình mới, khó đòi hỏi chất lượng.

Giáo viên mong muốn không còn cảnh “dạy chay, học chay”

Hiện nay, các trường vẫn chủ yếu “dạy chay, học chay”, cũng không thể dùng ngân sách của trường để mua đồ dùng vì phải chờ cấp phát từ cấp có thẩm quyền (Sở Giáo dục và Đào tạo).

Có trường chia sẻ với người viết, khi liên hệ sở giáo dục thì được trả lời là phải chờ vì phải trải qua quá trình đấu thầu phức tạp và liên quan kinh phí.

Chương trình mới đa số dạy học theo nhóm, mỗi lớp chia làm 6 nhóm, như vậy việc trang bị đồ dùng mỗi trường phải có ít nhất 12 bộ (2 lớp dạy song song).

Nếu mua toàn bộ đồ dùng cho tất cả các trường thì kinh phí sẽ vô cùng lớn, nếu mua không đủ thì chấp vá, khó dạy.

Mà kinh phí thì ngành giáo dục không thể tự quyết định, phải kiến nghị ngành tài chính, không hề đơn giản.

Bên cạnh đó, mỗi địa phương lại có tình trạng dạy theo các bộ sách khác nhau, mỗi bộ sách lại có cách thiết kế không giống nhau nên cùng 1 địa phương lại phải có các bộ đồ dùng khác nhau.

Theo tìm hiểu của người viết, đồ dùng dạy học được sản xuất từ các công ty sách, thiết bị trường học rất nhỏ lẻ, không đáp ứng nhu cầu của các trường trong việc thực hiện chương trình mới.

Các sở giáo dục và đào tạo hiện nay vẫn phải chờ chỉ đạo của cấp trên vì ngân sách khó đáp ứng việc mua sắm đồ dùng, thiết bị dạy học cho chương trình mới.

Vì thế, hiện nay, đã bước sang năm thứ 3 triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, tình trạng “dạy chay, học chay” vẫn đang diễn ra.

Giáo viên rất mong trong thời gian tới không còn cảnh “dạy chay, học chay” vì không được cấp phát đồ dùng dạy học.

Rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các ban ngành, địa phương nhanh chóng vào cuộc giải quyết những tồn tại, bất cập của chương trình mới trong đó có việc trang bị đồ dùng dạy học mới cho các địa phương và các trường.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Nội dung giáo dục địa phương: Nơi dạy nơi không

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương là hoạt động, môn học bắt buộc nằm trong chương trình các môn học tổng thể.

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức mới đây, qua giám sát việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở một số tỉnh, thành phố, một số đại biểu cho biết, hầu hết các địa phương đang lúng túng khi triển khai nội dung này, bởi có địa phương chưa biên soạn xong tài liệu môn học, có địa phương thì chưa thể in tài liệu bởi vướng ở khâu thẩm định.

"Qua giám sát tại Thanh Hóa thì phải nói rằng là, hiện nay các địa phương là rất lúng túng trong việc triển khai thực hiện trong việc tổ chức biên soạn và in tài liệu sách giáo khoa địa phương. Qua giám sát thì chúng tôi thấy rằng là ở một số nơi có chậm tiến độ và có thể nói là trong học kỳ 1 không thực hiện được chương trình giáo dục địa phương. Tôi thấy là việc này không đồng bộ với các địa phương trên cả nước, nơi thì dạy, nơi không dạy, mà rõ ràng chương trình này chúng ta biết trước"- đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận nêu thực tế.

Nội dung giáo dục địa phương: Nơi dạy nơi không - Hình 1

Ảnh minh họa

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết, đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, tài liệu giáo dục địa phương làm chậm là do giao cho địa phương biên soạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, trong khi các địa phương cũng phải thuê chuyên gia tổ chức biên soạn. Tuy nhiên, khi biên soạn xong, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có hướng dẫn tổ chức in ấn như thế nào, kinh phí ra sao, học sinh phải mua, hay được cấp phát...

"Chuyên gia viết thì liên quan đến nhuận bút. Nếu in mà bán cho phụ huynh thì liên quan đến nhuận bút, nếu như không in thì các con phải xem trên các thiết bị dạy học. Nếu mà trường đảm bảo có đầy đủ là ti vi, có màn hình máy chiếu thì các con học được nội dung đó đa dạng, hấp dẫn, còn nếu không thì thầy cô cũng giảng chay thôi. Hoặc là có trường có điều kiện thì đưa ra ngoài, thực tế có trường thì không. Có những trường là cô giáo hướng dẫn luôn với phụ huynh, cho phụ huynh file về đi in cho các con"- đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết cho biết.

Hiện đã gần hết học kỳ 1 năm học 2022-2023, việc triển khai nội dung giáo dục địa phương không đồng đều giữa các địa phương khiến nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chung của chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ thực tế này, nhiều ý kiến đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hướng dẫn, cơ chế thẩm định tài liệu này sớm hơn, nhanh hơn để học sinh có tài liệu học./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sinh nhật 1 t.uổi con gái Bảo Anh: Bé Misumi xinh như công chúa, gia đình Trường Giang và dàn sao tham dự
06:01:10 04/06/2024
Dàn sao phim "Hoa cỏ may" làm mưa làm gió màn ảnh 23 năm trước giờ ra sao?
05:48:01 04/06/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập 37: Nghĩa ngồi tù vẫn nhớ về Ngân Hà, bà Lan thú nhận bí mật động trời với con gái
05:52:25 04/06/2024
Mỹ nhân Hàn được khen nhất hiện tại là "bảo chứng phim hay" xứ Kim Chi, đóng toàn siêu phẩm lãng mạn "xịn sò"
05:49:41 04/06/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ đẹp như "hoa lê rơi rụng", tái xuất sau 3 năm khiến Dương Mịch bị "làm khó"
06:16:13 04/06/2024
Biết chồng tôi bị ung thư, tiểu tam dắt con rơi đến đòi chia tài sản
07:39:43 04/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim - Tập 37: Bé Gôn là con ruột của Việt, Nghĩa nghi ngờ An Nhiên phản bội
06:57:59 04/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim - Tập 37: Ngân Hà sinh con gái, bà Hạ Lan bật đèn xanh cho Vũ
07:06:13 04/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

"Tôi thương mẹ tôi"- ca khúc mới về mẹ nhân Ngày Gia đình Việt Nam

Nhạc việt

08:06:16 04/06/2024
Nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã giới thiệu ca khúc Tôi thương mẹ tôi qua sự thể hiện của NSƯT Hoàng Tùng.

Tại sao mái ngói màu xanh than được nhiều người lựa chọn

Sáng tạo

08:03:55 04/06/2024
Mái ngói màu xanh than hiện trở nên phổ biến trong các công trình nhỏ như nhà cấp 4, nhà phố, nhà vườn, các biệt thự sang trọng.

Lục Ngạn: Du khách trải nghiệm bên vườn vải trĩu cành

Du lịch

08:02:06 04/06/2024
Xã Tân Mộc là vùng trồng vải thiều chín sớm lớn của huyện Lục Ngạn, với diện tích khoảng 267 ha. Thời điểm này, các nhà vườn đang khẩn trương thu hoạch

Trạm cứu hộ trái tim - Tập 38: Ngân Hà tha thứ cho Nghĩa để sống mạnh mẽ hơn

Phim việt

07:58:48 04/06/2024
Hà từng thù hận, từng yếu đuối và cũng từng quyết liệt đấu tranh. Nhưng đến thời điểm này, sau khi con gái ra đời, cô nhận ra rằng những thù hận không làm mình hạnh phúc hơn.

Khúc quanh trên đường trở lại Nhà trắng của ông Donald Trump

Thế giới

07:56:35 04/06/2024
Với phán quyết này, ông Donald Trump đã trở thành cựu tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ bị tuyên phạm tội hình sự và phải đối mặt với khả năng bị kết án tù hoặc bị quản chế.

"Thần tiên tỷ tỷ thế hệ mới" đẹp bất chấp camera thường dí sát mặt, diện cả cây đen "chất phát ngất"

Hậu trường phim

07:52:31 04/06/2024
Những hình ảnh mới của Vương Sở Nhiên tại buổi tiếp ứng của fan hâm mộ và trên phim trường Phong ảnh nhiên mai hương đang là chủ đề được cư dân mạng quan tâm.

Chồng thay đổi một cách khó hiểu, tôi càng thấy bất an khi đọc được tin nhắn anh gửi cho cô giáo của con

Góc tâm tình

07:42:01 04/06/2024
Sau hơn 5 năm về chung một nhà, chưa khi nào tôi cảm thấy bất an về mối quan hệ giữa hai vợ chồng như hiện tại. Chồng tôi là dân kỹ thuật, làm việc cho một tập đoàn có tiếng trong nước.

Nhan sắc cuốn hút của hai con gái Quyền Linh

Sao việt

07:38:23 04/06/2024
MC, diễn viên Quyền Linh có hai cô con gái duyên dáng, cuốn hút với tên thân mật là Lọ Lem và Hạt Dẻ. Nhan sắc giúp cả hai sở hữu lượng người hâm mộ không nhỏ trên mạng xã hội.

Nghề độc lạ: Cô gái bán tin nhắn "chúc ngủ ngon" cho 10.000 khách mỗi đêm

Lạ vui

07:28:49 04/06/2024
Cô gái Trung Quốc đã gửi tin nhắn chúc ngủ ngon cho 50.000 người xa lạ trong 12 năm qua để đổi lấy một khoản phí nhỏ.

Phim của tài tử Song Seung Hun có gây sốt khi nối sóng "Cõng anh mà chạy"?

Phim châu á

07:21:00 04/06/2024
Trở lại sau 6 năm kể từ mùa 1, Những tay chơi siêu đẳng 2 với sự tham gia của Song Seung Hun, Lee Si Eon và Tae Won Suk, trong khi Krystal Jung không còn là nữ chính.

Ba tựa game thế giới mở siêu kỳ lạ, gần như không có bất kỳ NPC nào để tương tác

Mọt game

07:18:33 04/06/2024
Các tựagamethế giới mở đã trở nên phổ biến và phong phú tới mức người chơi có thể dễ dàng phán đoán phong cách chơi tới mức công thức của thể loại này.